TOPIK là gì ?
TopIK là chữ viết tắt của 한국어능력시험(Kỳ thi năng lực tiếng Hàn- 韓國語能力試驗TOPIK; Test of Proficiency in Korean), do Viện giáo dục quốc tế Quốc gia Hàn Quốc đứng ra tổ chức hằng năm. Tên gọi này được dùng để phân biệt với cuộc thi KBS 한국어능력시험, là cuộc thi năng lực tiếng Hàn dành cho đối tượng là người Hàn Quốc.
Topik được sử dụng làm một trong những điều kiện trong thủ tục xin visa Hàn Quốc, là tiêu chuẩn tuyển dụng và đánh giá tiến cử trong quá trình làm việc của các công ty Hàn quốc.
TOPIK là một chứng chỉ vô cùng quan trọng minh chứng cho quá trình phấn đấu học tiếng Hàn không ngừng nghỉ của bạn. Chính vì vậy, việc chuẩn bị là vô cùng quan trọng với bất kỳ ai chuẩn bị bước vào kỳ thi TOPIK. Vậy làm thế nào để đạt kết quả cao nhất khi làm bài thi năng lực tiếng Hàn?
Tham khảo kinh nghiệm làm bài thi năng lực tiếng Hàn TOPIK để đạt hiệu quả cao nhất bạn nhé!

Xác định rõ mục tiêu khi đi thi TOPIK
Hãy xác định rõ mục tiêu trước khi thi TOPIK bởi tùy theo mục tiêu mà cách tiếp cận đề thi TOPIKcủa bạn cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn thi để lấy chứng chỉ thì cách làm đề thi cần từ dễ đến khó, tập trung vào những câu phù hợp với năng lực của mình. Khi đó bạn hoàn toàn không nên tập trung vào các câu khó vì sẽ rất mất thời gian, trong khi điểm là bằng nhau. Còn nếu chỉ là để kiểm tra xem năng lực tiếng Hàn của mình thì nên làm theo trình tự, từ từ và đúng như những gì mình học
Các cấp độ trong kì thi năng lực tiếng Hàn TOPIK như thế nào ?
Cuộc thi năng lực tiếng Hàn TOPIK được phân thành Sơ cấp – Trung cấp và Cao cấp với 6 cấp đánh giá.
Phân loại đánh giá:
– Sơ cấp: cấp 1-2.
– Trung cấp: cấp 3-4.
– Cao cấp: cấp 5-6.
Nội dung của kì thi TOPIK gồm những gì ?
Soạn thảo câu hỏi thi có tính cân bằng giữa nội dung và từng lĩnh vực đánh giá. Soạn thảo câu hỏi thì có thể nâng cao sự hiểu biết về toàn bộ văn hóa và xã hội Hàn Quốc. Không soạn thảo các câu hỏi thuận lợi hay khó khăn đối với quyền ngôn ngữ đặc trưng.
Tiêu chuẩn đánh giá theo từng cấp:
* Sơ cấp
– Cấp 1
+ Có thể tiến hành chức năng ngôn ngữ cơ bản cần thiết trong cuộc sống đời thưởng như” giới thiệu bản thân, mua đồ vật, gọi thức ăn”, đồng thời có thể hiểu và biểu hiện được nội dụng có liên quan đến chủ đề quen thuộc và cá nhân như “ tự tin của bản thân, gia đình, sở thích, thời tiết.
+ Có thể hoàn thành một câu văn đơn giản dựa vào sự hiểu biết về khoảng 800 từ vựng và ngữ pháp cơ bản.
+ Có thể hiểu và hoàn thành được những câu đơn giản trong sinh hoạt và trong thực tế.
– Cấp 2
+ Có thể tiến hành chức năng cần thiết được sử dụng trong cơ quan công cộng như ‘ bưu điện, ngân hàng và chức năng cần thiết trong đời sống hàng ngày như “ việc gọi điện, việc nhờ vả.
+ Có thể dùng khoảng 1,500~2,000 từ vựng để có thể hiểu và sử dụng thành đơn vị đoạn văn liên quan đến chủ đề quen thuộc và cá nhân .
+ Có thể sử dụng để phân biệt dùng ngôn ngữ theo tình huống chính thức và tình huống không chính thức.
* Trung cấp
– Cấp 3
+ Không cảm thấy trở ngại khi hướng dẫn về đời sống hàng ngày, và có thể tiến hành chức năng ngôn ngữ cơ bản cần thiết cho việc duy trì mối quan hệ xã hội và sử dụng các thiết bị công cộng đa dạng.
+ Chủ đề cụ thể và thân thuộc có thể biểu hiện và hiểu chủ để xã hội thân thuộc đối với bản theo theo từng đơn vị đoạn văn.
+ Phân biệt đắc tính cơ bản trong văn nói và văn viết , hiểu và có thể sử dụng.
– Cấp 4
+ Có khả năng nói cần thiết cho việc ở những nơi công cộng và giữ mối quan hệ cá nhân, có một số khả năng nói khi làm việc thông thường.
+ Có thể tiến hành chức năng ngôn ngữ cần thiết trong việc duy trì mối quan hệ xã hội và sử dụng thiết bị công cộng, đồng thời có thể tiến hành ở một mức độ nào đó chức năng cần thiết cho việc thực hiện công việc hàng ngày.
+ Có thể hiểu rõ được nội dung ‘ thời sự, báo chí’, đồng thời so sánh được chính xác, hiểu được cặn kẽ và có thể sử dụng được các chủ đề về xã hội chung
+ Dựa vào việc hiểu về văn hóa Hàn Quốc tiêu biểu và các biểu hiện về mặt thành ngữ được sử dụng thường xuyên,thì có thể hiểu và sử dụng được nội dung về mặt văn hóa, xã hội.
*Cao cấp
– Cấp 5
+ Có thể tiến hành ở một mức nào đó chức năng ngôn ngữ cần thiết cho việc thực hiện công việc hay nghiên cứu trong các lĩnh vực chuyên môn.
+ Có thể hiểu và sử dụng những chủ đề không thân mật trên toàn bộ các lĩnh vực như ‘Chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa’.
+ Phân biệt chính xác ngôn ngữ theo từng mạch văn trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết và mạch văn chính thức và không chính thức, rồi có thể sử dụng.
– Cấp 6
+ Có thể tiến hành tốt và chính xác chức năng ngôn ngữ cần thiết cho việc thực hiện công việc và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn.
+ Có thể hiểu và sử dụng các chủ đề không thân mật trên toàn bộ các lĩnh vự như ‘Chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa’.
+ Tuy đạt được tiêu chuẩn như người Hàn Quốc nhưng không gặp trở ngại về việc biểu hiện ý nghĩa.
Đánh giá câu hỏi viết trong lĩnh vực viết
– Nội dung và làm bài tập: Đánh giá xem có làm tốt các bài tập, có bao quát đúng các nội dung yêu cầu hay không.
– Cấu trúc triển khai bài viết: đánh giá xem có sử dụng đúng cấu trúc đoạn văn thích hợp và sửu dụng các phương tiện đàm thoại một cách hiệu quả để tạo nen sự liên kết câu văn hay không.
– Sử dụng ngôn ngữ: Từ vựng đánh giá xem có dùng đúng, chính xác và nhuần nhuyễn các ngữ pháp hay không.
– Chính tả: đánh giá xem viết đúng chính tả hay không.
– Hình thức mang tính ngôn ngữ học xã hội: đánh giá xem việc sử dụng hình thức đã phù hợp với đặc tính thể loại văn bài viết hay chưa.
Nội dung và thời gian thi như thế nào?
Một năm được tổ chức 4 đợt thi trong nước. Với nước ngoài, và đặc biệt là tại Việt Nam, thì thường có hai kỳ thi vào tháng 4 và tháng 9 hằng năm. Sẽ có thông báo về thời gian, địa điểm tiếp nhận cụ thể khi có thông báo lịch thi.
l Kỳ thi được chia làm 4 kỹ năng như sau:
– Từ vựng- Ngữ pháp어휘·문법: 30 câu,
– Viết 쓰기: 30 câu, so cấp 100-150 ký tự, trung cấp 400-600 ký tự và cao cấp 700-800 ký tự
– Nghe듣기, 30 câu
– Đọc hiểu 읽기: 30 câu
Hiện tại chưa áp dụng kỹ năng nói nhưng có thể trong thời gian sắp tới sẽ áp dụng kỹ năng này.
– Thi theo hình thức trắc nghiệm, đánh dấu chọn đáp án 1 trong 4 đáp án có sẵn
– Có 2 loại đề thi A và B, có trật tự bố trí khác nhau.
– Tổng thời gian thi là 3 tiếng đồng hồ, có và có thể không có nghỉ giải lao.
Nguyên tắc làm bài thi TOPIK
Bạn nên làm từ dễ đến khó, mỗi câu chỉ có khoảng hơn 1 phút làm bài, lại chia thành cấp 3-6, vì vậy tính phân loại của nó rất cao (cấp 3-4 làm ½ bài thi, cấp 6 làm hết tất cả ).
Bên cạnh đó bạn cũng nên căn cứ vào mục tiêu cụ thể của mình để xác định vùng bài thi cần làm. Ví dụ nếu năng lực mình chỉ ở cấp 3-4 thì nên làm khoảng từ câu 1-35 trở xuống, cấp 5-6 thì nên cố gắng làm hết. Nếu sức học hạn chế thì không nên làm hết tất cả bài thi.
Kỹ năng làm bài thi TOPIK
Ở thời điểm ôn thi, bạn cần phải xác định rõ rằng bạn đang học, luyện kỹ năng làm bài thi và ôn tập kiến thức chứ không phải là thời điểm học mở rộng kiến thức. Bởi lẽ đây chính là thời điểm bạn dễ bị rối kiến thức hơn cả.
Trong thời điểm này bạn chỉ nên luyện tập lại kỹ năng làm của mình. Ví dụ như với những câu yêu cầu chọn chủ đề thì làm thế nào, câu sắp xếp thứ tự thì cách làm thế nào, câu tìm câu đúng thì cách làm thế nào,…
Học từ vựng thi TOPIK
Thực ra yếu tố quan trọng quyết định đến việc thành/bại của bài thi lại nằm ở khối lượng từ vựng bạn có. Chính vì vậy nên tập trung học từ vựng nhiều nhất có thể mà không cần quá chú tâm vào ngữ pháp. Thông thường khối lượng từ vựng tiếng Hàn phục vụ cho thi TOPIK đến cấp 6 sẽ rơi vào khoảng 3000-4000 từ. Tùy vào khối lượng từ vựng bạn có để xác định nên thi cấp nào. Hoặc nếu cấp nào thì phải học bao nhiêu từ vựng.
Nên ôn những đề thi TOPIK gần nhất
Cấu trúc, kiểu ra đề thi lần 1-10 thì rất khác nhau, từ 20-30 cũng rất khác nhau. Tuy nhiện, nội dung, kết cấu, kiến thức, kiểu ra đề bài thi các đợt gần nhau là giống nhau. Chính vì vậy bạn nên ôn thi bằng cách luyện những đề gần nhất mới ra. Nếu không có thời gian thì không nên ôn các loại đề do các nhà xuất bản khác làm (chỉ nên dùng tham khảo) vì các loại đề thi này ra không khoa học lắm, hơi thiếu tính logic, lan man và rất khó.
Làm bài thi TOPIK theo phương pháp loại trừ
Đây là phương pháp cổ điển nhưng thực ra rất hiệu quả trong các tình huống quá “bí đỏ”. Bạn có thể mặc định nó là sai hoặc đúng, từ đó dùng phương pháp chứng minh loại trừ.
Chú ý các cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn đơn giản
Gần đây, đề thi bỏ đề thi ngữ pháp, phần ngữ pháp được chuyển sang phần đọc hiểu, đặc biệt là các câu từ 1-10. Vì vậy bạn cũng nên ôn các cấu trúc ngữ pháp. Không cần quá nhiều nhưng bạn phải đảm bảo rằng mình đã hiểu cấu trúc ngữ pháp trung cao trở lên.
Ôn thi TOPIK càng sớm càng tốt
Cũng như tất cả các môn học khác, bạn càng dành nhiều thời gian cho việc ôn luyện kiến thức thi thì khả năng đạt kết quả cao càng nhiều.
Thêm vào đó, nếu cứ chần chừ đến khi sắp thi mới ôn thì kiến thức không vào bao nhiêu, ôn thi chỉ là luyện kỹ năng trên nền tảng kiến thức đã có sẵn.
Dùng âm Hán Việt xử lý tình huống khi thi TOPIK
Nguyên tắc tư duy để đoán từ vựng khi gặp từ vựng lạ, chưa gặp bao giờ đó là dùng âm Hán Việt. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng ngữ cảnh nhưng không hoàn toàn đúng (nếu có điều kiện nên học lớp âm Hán Việt trong tiếng Hàn).
Đề thi sử dụng nhiều quán dụng ngữ
Các mẫu câu như: 국수를 먹다( kết hôn, lấy nhau), 손이 크다, vvv… loại kiến thức này thường được ra khá nhiều trong các bài thi. Ngoài ra, đề thi còn sử dụng một số kiến thức, giá trị văn hóa Hàn Quốc trong bài thi. Đây chính là nguyên nhân khiến cho học viên bị “choáng” ( ví dụ cách đi tàu điện, cách tư duy của người Hàn, giới thiệu địa điểm nào đó của Hàn Quốc vv..) vì vậy cũng cần phải tìm hiểu trước.
Hy vọng với những chia sẻ phía trên sẽ giúp ích cho quá trình chuẩn bị hiện thực hóa giấc mơ du học Hàn Quốc của mình!
Trân trọng !